Chúng tôi yêu bún chả

Chúng tôi thích được gọi là fan hâm mộ số 1 của Bún Chả Việt Nam! Điều gì làm Bún Chả trở nên đặc biệt như vậy? Bên cạnh mùi thơm quyến rũ đặc trưng, vị ngon đậm đà và giá trị dinh dưỡng cao thì Bún Chả còn là linh hồn của ẩm thực Việt Nam.

Bún Chả dành cho tất cả mọi người từ trẻ nhỏ đến người già, ai ai cũng có thể thưởng thức. Bún Chả xích mọi người lại gần nhau hơn, gợi chúng ta nhớ đến hương vị quen thuộc từ thuở ấu thơ và vực dậy tinh thần khi chúng ta mệt mỏi.

Sứ mệnh của chúng tôi là chia sẻ vị ngon chân thực, giá trị tuyệt vời của Bún Chả cho mọi người ở khắp mọi miền đất nước.

Hẹn gặp các bạn tại Bún Chả Thăng Long!

We like to call ourselves the #1 fans of Vietnam’s #1 dish! What is it that makes bun cha (kebab rice noodle) so special? Aside from its alluring aroma, deliciously craveable taste and highly nutritious ingredients, bun cha represents the soul food of Vietnam.

Eaten by everyone from infants to great grandparents, bun cha brings the family together, gives us of a taste of childhood and picks us up when feeling down.

Our mission is to share our deliciously authentic, great value bun cha with people everywhere.

We hope to see you soon!

Cách phân biệt bún sạch và bún có hoá chất chính xác nhất

Làm sao để phân biệt được bún sạch với bún nhiễm hóa chất? Mỗi lần ăn với lượng bún bao nhiêu thì đảm bảo an toàn đang là những câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ đưa ra cách giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là bún sạch và đâu là bún nhiễm hóa chất, những lưu ý đối với việc thưởng thức bún.

Cách phân biệt bún sạch và bún có hoá chất chính xác nhất


Để phân biệt bún có hóa chất hay không, người dùng có thể vê sợi bún trên đầu ngón tay, nếu bún dính tay là loại không có tẩm trộn các hóa chất làm đông. Bún nếu để quá thời gian đó mà vẫn không chua thì có thể bị tẩm hóa chất.

Cách phân biệt bún sạch với bún nhiễm hóa chất


1. Bún sạch: Sợi bún hơi nát; Màu trắng đục hoặc tối màu; Dễ đứt gãy; Nhuyễn và hơi dính; Mang hương vị chua tự nhiên của gạo ngâm; Bún sạch nếu chỉ có bột gạo sẽ chỉ để được 20 đến 24 giờ, sau đó sẽ bị chua.

2. Bún độc hại: Sợi bún bóng mẩy; Màu trắng trong, sáng; Dai và khó đứt gãy; Không nhuyễn và dính; Không mùi vị; Khó chua và thiu; Để lâu có thể chuyển sang màu xanh và khô cứng.

Có một cách thử khá đơn giản bằng nước mắm như sau: Đầu tiên, bạn cho một ít bún vào chén chứa nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra. Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún.

Ngoài ra, chị em nội trợ nên chọn sản phẩm tại cửa hàng có uy tín. Đối với các sản phẩm đóng gói, cần lựa hãng có uy tín, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nguồn gốc, nhãn hiệu và trên bao bì cần ghi rõ hạn sử dụng.

Những ai không nên ăn nhiều bún?


Bún được coi là nguyên liệu quan trọng trong bữa ăn sáng của nhiều người. Ngoài ra, bún còn là thực phẩm thay thế cơm của phần đông dân công sở. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mỗi lần ăn bún, người trưởng thành nên ăn với lượng khoảng 180g – 190g (tương đương lưng bát to).

Đặc biệt, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với trẻ nhỏ và người có bệnh đường tiêu hóa. “Khi họ ăn bún sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ và người bệnh đường tiêu hóa ăn bún”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo.

Nhận xét