Chúng tôi yêu bún chả

Chúng tôi thích được gọi là fan hâm mộ số 1 của Bún Chả Việt Nam! Điều gì làm Bún Chả trở nên đặc biệt như vậy? Bên cạnh mùi thơm quyến rũ đặc trưng, vị ngon đậm đà và giá trị dinh dưỡng cao thì Bún Chả còn là linh hồn của ẩm thực Việt Nam.

Bún Chả dành cho tất cả mọi người từ trẻ nhỏ đến người già, ai ai cũng có thể thưởng thức. Bún Chả xích mọi người lại gần nhau hơn, gợi chúng ta nhớ đến hương vị quen thuộc từ thuở ấu thơ và vực dậy tinh thần khi chúng ta mệt mỏi.

Sứ mệnh của chúng tôi là chia sẻ vị ngon chân thực, giá trị tuyệt vời của Bún Chả cho mọi người ở khắp mọi miền đất nước.

Hẹn gặp các bạn tại Bún Chả Thăng Long!

We like to call ourselves the #1 fans of Vietnam’s #1 dish! What is it that makes bun cha (kebab rice noodle) so special? Aside from its alluring aroma, deliciously craveable taste and highly nutritious ingredients, bun cha represents the soul food of Vietnam.

Eaten by everyone from infants to great grandparents, bun cha brings the family together, gives us of a taste of childhood and picks us up when feeling down.

Our mission is to share our deliciously authentic, great value bun cha with people everywhere.

We hope to see you soon!

Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long

Ở thủ đô, tất cả những món ăn đều được nâng lên thành nghệ thuật và món bún chả Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 2013, món bún chả của Hà Nội (trong số 12 món ăn tinh túy của Việt Nam) đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn đạt kỷ lục ẩm thực. Những món ăn ngon ở đâu cũng có nhưng chỉ riêng ở Hà Nội mới ra được cái chất vị đặc trưng và sang quí!

Bún chả Hà Nội


Cách đây khoảng 30 năm, món quí đãi khách hoặc để dành cả nhà ăn cuối tuần thường là bún chả. Nhưng cũng phải qua cái thời tem phiếu, bao cấp mới có thể mua được nhiều thịt mà chế biến cái món rất ngon ấy thành mốt như thế. Có một lần tôi được làm khách của một người phụ nữ Hà Nội rất xinh đẹp và khéo léo. Chị vừa làm vừa nói chuyện: Thịt để ướp có công thức rồi em ạ. Nhưng làm món này cũng mỗi người mỗi ý, từ khâu ướp thịt, rồi cách nướng, cách quạt chả... Nhưng nước chấm thì em thấy đấy, không thể thiếu món đu đủ xanh. Vì nó ngon đã đành nhưng ăn đu đủ sẽ không bị đầy bụng. Mình mời khách đến nhà, muốn họ ăn nhiều nhưng không thể để họ mang cái bụng ậm ạch vì no được. Nghe chị nói thật thích. Những người phụ nữ Hà Nội như chị từ những năm trước đầy khó khăn vẫn thường “nhịn miệng đãi khách đường xa”, giờ có điều kiện, luôn muốn được làm những món thật ngon chiều lòng khách. Cái sự ý tứ, tế nhị đó thực sự bây giờ ở Hà Nội cũng không còn nhiều. Hôm đó, món bún chả của chị có đủ cả chả băm, chả miếng, cả nem rán, một đĩa rau sống tươi mát, một bát nước chấm pha rất đẹp, rất ngon, rất vừa các vị với ớt tỏi nổi đều trên mặt. Món ăn ngon, bày biện đẹp, chủ nhà ân cần, chu đáo thực sự đã làm tôi thấu được cái tình trong ẩm thực!

Bún chả bây giờ nhiều vô kể ngoài đường. Vào mùa hè, khó tìm được con phố đông dân nào không có ít nhất một hàng bún chả. Đông người bán thế mà chưa thấy ai kêu hàng bị ế. Bún chả Cầu Gỗ, hàng Mành, hàng Quạt, hàng Than, hàng Bạc, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Biểu, bún chả chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Đồng Xuân... mỗi hàng một nét ngon. Những hàng dùng cặp chả bằng tre để nướng theo lối xưa dù có phố nhỏ, ngõ nhỏ, bàn ghế tuềnh toàng vẫn được nhiều người tìm đến. Bây giờ, nhiều người Hà Nội cũng thích ăn bún chả từ sáng sớm chứ chẳng cứ phải đợi tới trưa hay chiều.

Cũng chẳng phải đợi đến khi thế giới công nhận chúng ta mới biết quí, biết trân trọng những món ngon tuyệt vời cứ mỗi sáng mở mắt ra đã thấy. Nhưng khi đã được ghi nhận, được ca ngợi, được nhiều người tìm đến thì những món ngon này càng phải được chăm chút công phu nhiều hơn. Suy nghĩ tích cực này nằm sâu trong văn hóa ẩm thực.

Theo Hanoi Times

Nhận xét